BTricks

System Zone

Web Develop Zone

Open Source Zone

Được tạo bởi Blogger.

NGUỒN PHANTOM CHO MICRO CONDENSER.

Ở bất cứ pro mixer thông dụng nào hiện nay, những ngã input cũng tích hợp thêm 1 nguồn cung cấp điện áp 48VDC cho chủng loại micro condenser gọi là nguồn Phantom. Mixer cao cấp thì mỗi channel đều có 1 switch on-off nguồn này, loại thấp hơn thì đơn giản hóa, chỉ có 1 switch chung cho tất cả những input. Bởi thế, có rất nhiều bạn nêu thắc mắc: khi xử dụng micro dynamic, nếu quên tắt nguồn phantom, hay dùng chung micro condenser với micro dynamic mà mixer chỉ có 1 switch thỉ có ảnh hưởng gì tới micro dynamic không? Cuộn dây trong micro rất mảnh, nguồn 48 V có thể làm hư nó không? Sau đây là lời giải đáp:

Trước hết giải nghĩa về cấu tạo của micro condenser (tụ điện), nó là 2 màng mỏng kim loại ghép chặt vào nhau, giữa là 1 lớp cách điện. Lúc này nó là cấu hình của 1 cái tụ điện đơn giản. Khi có AT tác động vào màng, sẽ làm thay đổi điện dung của nó. Sự biến thiên điện dung theo cường độ AT này sẽ được kỹ thuật điện tử tách ra, khuếch đại thành tín hiệu AT như 1 micro dynamic thông thường. Vài chục năm trước, khi chưa có công nghệ bán dẫn FET, bộ khuếch đại này phải làm bằng bóng đèn điện tử loại nhỏ (miniature) vì tổng trở của của bộ màng thu âm rất cao. Vì vậy, những micro này thường kèm theo 1 bộ cung cấp nguồn (power supply, adapter) phức tạp và cồng kềnh. Sau này nó được đơn giản hóa để có thể bỏ gọn vào cán micro được, tới mức chỉ cần 1 con FET thật nhỏ gắn ngay sau màng và chỉ cần 1 nguồn điện cung cấp 1,5 VDC như pin AAA là đủ (micro cúc áo).

Nhưng dù là gì đi chăng nữa, mỗi micro đều cần 1 nguồn cung cấp điện thế cho riêng nó (loại dùng pin 1,5 V không đủ tiêu chuẩn pro). Chẳng lẽ mỗi micro đều kèm theo 1 adaptor hay sao? Quá phức tạp khi xử dụng nhiều mic 1 lúc. Đến đây thì công nghệ mixer với nguồn phantom ra đời. Pro Mixer, ngã input bằng jack XLR3 được tích hợp thêm bộ cung cấp nguồn DC ở 2 pin 2 và 3. Hiệu điện thế là từ 12 => 48VDC. Thông dụng nhất là 48V vì dòng tiêu thụ sẽ nhỏ hơn 4 lần và bộ ổn áp cấp cho bộ khuếch đại micro sẽ làm việc tốt hơn, ít nhiễu hơn. Điện áp 48VDC được phân bố chính xác trên pin 2 và 3 của micro và lấy pin 1 làm mass (shield). Bởi thế, không có 1 hiệu điện thế nào giữa pin 2 va 3 cả nên khi ta cắm micro dynamic balance thông thường vào, hoàn toàn không có tác động nào vào tín hiệu AT, và màng micro (diaphragm) nối giữa pin 2 và 3 trước khi vào transfomer hay op-amp của mixer.

Kết luận: rất an toàn khi bạn cắm micro dynamic balance vào input mixer đã có nguồn phantom. Nhưng có 1 điều tối kỵ: không được xử dụng micro dynamic unbalance trong trường hợp này, pin 3 của loại micro này được nối với mass (pin 1) và micro sẽ chịu điện áp 48VDC trực tiếp, kết quả là … Thôi thì, các bạn nên tắt nguồn phantom khi không xử dụng micro condenser nữa cho yên cái bụng là xong.

Hình: Nguồn phantom cung cấp bởi mixer
Tiện đây, tôi nói thêm về loại micro electret (từ này là chuyên dùng, không dịch được). Micro electret là loại micro condenser có tích hợp thêm bộ phân cực bán dẫn ngay trong micro, dùng nguồn phantom và 1 loại nữa được phân cực bên ngoài micro, có thêm bộ nguồn rời, thường được gọi là true condenser. Cũng có micro tích hợp cả 2 loại này. Nhưng khi người ta gọi "micro condenser", điều đó có nghĩa là "microphone condenser electret". Có thể nói, 95% của micro condenser trên thị trường là loại electret (theo Shure).
Share on Google Plus

About Nguyễn Tiến Cường

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét