Với ngân sách 10 triệu đồng, bạn hoàn toàn có khả năng sắm được bộ dàn âm thanh nghe nhạc stereo có độ trung thực cao
Nhưng phải chấp nhận giải pháp mua hàng second hand để có bộ dàn âm thanh gồm các thiết bị cơ bản: đầu CD, ampli tích hợp, cặp loa.
Ampli tích hợp trên thị trường chủng loại cũng rất phong phú. Với ngân sách 2 – 3,5 triệu đồng là bạn dễ dàng sở hữu những model sản phẩm lừng lẫy một thời của Nad, Harman Kardon, Marantz, Luxman, Onkyo, Sansui, Denon... Mức giá kể trên áp dụng với những sản phẩm chưa bị sửa chữa, thay thế những linh kiện chính như sò hoặc IC, biến thế nguồn, tụ lọc nguồn...
Chỉ với 500.000 – 1.500.000 đồng (thậm chí 300.000đ) là bạn đã có thể sở hữu một đầu CD “ngon” thật sự.
Có nhiều nhất trên thị trường là các đời Sony: CDP 750, CDP 990, 222 ESD, 227 ESD, 228 ESD, 333 ESD, 555 ESD... Đặc điểm của Sony là dàn cơ tốt, mắt đọc lì đòn. Nhiều đời chạy con TDA 1541, 1543... chất âm ấm áp nhiều người thích.
Còn khoảng 6 – 8 triệu đồng, rất dễ dàng chọn một bộ loa nghe được của Nhật, Mỹ, hay Anh. Wharfedale, Tannoy, B & W, Celescion, Kef... của Anh. JBL, Altec Landsing, AR... của Mỹ. Yamaha, Onkyo, Diaton... của Nhật.
Giới chơi âm thanh thường phân chia ngân sách cho thiết bị theo công thức 40% tiền mua loa, 30 – 40% tiền mua preampli và ampli (hoặc ampli tích hợp), 20 – 30% cho đầu cơ CD và bộ giải mã (hoặc đầu CD). Khoản chi cho dây dẫn là 10%.
Tuy nhiên, tỷ trọng ngân sách kể trên chỉ đúng với hàng mới. Vì những sợi dây mắc tiền sẽ không thể phát huy tác dụng đối với bộ dàn ở tầm tiền này, bạn chỉ nên dùng các loại dây thường 4.000 – 5.000 đ/mét (dây loa), và dây interconnect loại 15.000đ/sợi.
Đặc điểm hàng hoá và giá cả của thị trường hàng second hand hiện nay cho phép bạn dùng tối đa ngân quỹ cho loa 60 – 80%, kế tới là ampli khoảng 20 – 35%, rồi mới tới đầu CD, khoảng 5 – 15%.
Ampli tích hợp trên thị trường chủng loại cũng rất phong phú. Với ngân sách 2 – 3,5 triệu đồng là bạn dễ dàng sở hữu những model sản phẩm lừng lẫy một thời của Nad, Harman Kardon, Marantz, Luxman, Onkyo, Sansui, Denon... Mức giá kể trên áp dụng với những sản phẩm chưa bị sửa chữa, thay thế những linh kiện chính như sò hoặc IC, biến thế nguồn, tụ lọc nguồn...
Nhiều người chấp nhận giải pháp dựa vào thực tế nghe thử. Âm thanh có bị bên to bên bé, hay có tiếng ồn (tiếng ù, tiếng sôi) khi mở hết volume ampli, có mở CD nhưng không cho hát. Những cục nguồn bị thay thế, hoặc quấn lại thường gây hiện tượng rung khi máy hoạt động. Ngoài ra, bạn hãy thử hết các chức năng của máy, xem có trục trặc chức năng nào không.
Theo chúng tôi, với mức tiền này nên chọn các ampli Sansui (có đời từ Alpha trở về sau). Đời Alpha đầu tiên ra đời vào năm 1986. Một lý do nữa nên mua Sansui là do nguồn hàng Sansui rất nhiều, các cửa hàng không tăng giá được.
CD
Chỉ với 500.000 – 1.500.000 đồng (thậm chí 300.000đ) là bạn đã có thể sở hữu một đầu CD “ngon” thật sự.
Có nhiều nhất trên thị trường là các đời Sony: CDP 750, CDP 990, 222 ESD, 227 ESD, 228 ESD, 333 ESD, 555 ESD... Đặc điểm của Sony là dàn cơ tốt, mắt đọc lì đòn. Nhiều đời chạy con TDA 1541, 1543... chất âm ấm áp nhiều người thích.
Ngoài ra còn có vô số những Marantz, Nad, Denon, Onkyo, Pioneer... nhưng chúng tôi khuyến cáo nên chọn Sony vì hàng rất nhiều nên giá cả dễ chịu. Ngay con Sony 555 ESD ruột gan đỏ chói bởi tụ Elna Cerafine (một loại tụ hi -end), có sử dụng một số linh kiện cao cấp dùng cho thiết bị y tế, bạn cũng có thể dễ dàng mua được với giá xấp xỉ 1 triệu đồng. Trong lúc đó, những sản phẩm có “mùi” châu Âu như Philips, Marantz... có giá rất đắt do thị hiếu thích âm thanh châu Âu. Kỳ thực là rất khó nhận ra sự khác biệt về âm thanh ở mức tiền đầu tư này.
Lưu ý khi chọn đầu CD là nên thử cả đĩa copy và đĩa gốc. Những mắt đọc kém thường không đọc được những bài cuối của đĩa copy. Mắt đọc được thợ cân chỉnh quá mức lại không đọc được đĩa gốc. Tốc độ nhận đĩa, chuyển bài phải nhanh trong vòng vài giây. Vỗ nhẹ lên vỏ máy khi máy đang chạy xem có... sự cố gì không. Khay đĩa ra vào phải êm ái, tốc độ chuyển động đều. Những dàn cơ kém thường chuyển động nhanh không đều, kêu rột roạt.
Loa
Còn khoảng 6 – 8 triệu đồng, rất dễ dàng chọn một bộ loa nghe được của Nhật, Mỹ, hay Anh. Wharfedale, Tannoy, B & W, Celescion, Kef... của Anh. JBL, Altec Landsing, AR... của Mỹ. Yamaha, Onkyo, Diaton... của Nhật.
Giới chơi âm thanh thống nhất cao là loa Anh hay nhất. Tuy nhiên, chọn loa của nước nào còn phụ thuộc vào gu nghe của bạn. Nhưng bạn đã chọn ampli bán dẫn công suất lớn, nên dù có mua loa của Anh, cũng không bị tình trạng làm giá quá mức (khác với việc chơi ampli đèn thường đòi hỏi loa độ nhạy cao). Một cặp Tannoy R2 đời mới đã qua sử dụng có giá 350 – 550 USD tuỳ tình trạng. Celescion SL6 chỉ 300USD. Và dòng Kef Q seri lừng danh cũng dễ dàng mua được với giá dưới 500 USD, bằng 1/3 giá lúc xuất xưởng.
Loa Mỹ hiếm và đắt, dòng Altec Landsing đang được chuộng lại không hợp ampli bán dẫn. Nếu xét về mức độ bề thế (kích thước, công suất) thì loa Nhật vẫn rẻ nhất. Cặp Yamaha NS – 1000M huyền thoại của Nhật cũng chỉ có giá 5 – 6 triệu đồng. Diaton được dân chơi Nhật rất chuộng nhưng ở Việt Nam giá vẫn rất rẻ, chỉ với 3,5 – 4,5 triệu là có thể sở hữu một cặp... to khủng bố.
Lưu ý khi mua loa là loa rất dễ bị tút, sửa chữa lại. Nên xem kỹ màng loa có còn nguyên vẹn, viền loa đã bị thay hay chưa, loại viền phổ biến được thay là loại chất liệu sờ giống như mút xốp. Nhìn vào khe của loa xem có dấu vết keo mới hay không? Loa quấn lại thường nghe bên to bên nhỏ. Có khi loa bị cạ côn rất nhẹ, khi bạn mua về nhà rồi nghe kỹ mới phát hiện bị lỗi.
Cuối cùng, câu nói cửa miệng của các dân chơi audio vẫn là: “Hãy quyết định bằng tai của bạn”
0 nhận xét:
Đăng nhận xét